Với con người Nai_đen

Chăn nuôi

Bài chi tiết: Nuôi hươu nai
Một con nai đen đực ở vườn thú tại Việt Nam

Nghề nuôi hươu nai tại Việt Nam đã có từ lâu, tuy sự phát triển chưa thật rộng và nhiều như nghề nuôi hươu. Nai là động vật hoang dã quý hiếm được nuôi thuần dưỡng, những tập tính ăn nghỉ phần nào đã thay đổi. Nai ăn tạp, sức đề kháng cao, ít mắc bệnh. Khi chăn nuôi, nai mắc các bệnh chủ yếu là do chế độ chăm sóc, quản lý chưa tốt, vệ sinh phòng bệnh kém. Nếu bảo đảm cho nai ăn uống đầy đủ, thức ăn đủ chất lượng, nước uống sạch sẽ, chuồng trại khô ráo, thoáng khí… thì đàn nai sẽ khoẻ mạnh, phát triển tốt, hạn chế được sự phát sinh bệnh tật. Nuôi nai là một ngành nghề giúp nhiều hộ thoát nghèo, tăng thu nhập[4][5].

Nai đực lấy nhung, chăm sóc nuôi dưỡng nai thời kỳ mọc nhung là quan trọng nhất trong chăn nuôi nai vì nhung nai sản sản phẩm thiết yếu nhất của nai, nai ra nhung (sừng non) thường nhú ra từ tháng 6 đến 9, muốn có cặp nhung tốt thì phải bồi dưỡng cho nai nhất là 1-2 tháng trước khi ra nhung, ngoài khẩu phần ăn bình thường hàng ngày cần bổ sung thêm thêm 0,5 đến 0,7 kg thức ăn hỗn hợp tinh, 1 đến 2 kg trái cây, tảng liếm khoáng treo ở đầu chuồng cho nai liêm tự do và 5 đến 7 ngày và cho ăn bổ sung từ 1 đến 2 quả trứng.

Khi nhung nai mới nhú tránh rượt đuổi nai làm nai trượt ngã gãy nhung. Cắt nhung xong phải cầm máu, sát trung và băng kín chỗ cắt tránh ruỗi nhặng đậu vào gây nhiễm trùng, đồng thời nấu cháo gạo bối dưỡng cho nai chóng hồi phục. Thường lấy nhung nai 1 lần 1 cặp/năm cũng có khi 2 lần 2 cặp/năm. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật cắt nhung sau 50-60 ngày kể từ khi mọc nhung thì mỗi năm 1 nai đực có thể cho 1 cặp nhung 0,9-1,0 kg/năm, cá biệt có con cho 1,5-1,6 kg/năm. Nếu khai thác non thì mỗi năm cho 2 cặp nhung 0.4-0.5 kg, cá biệt có con cho 2 cặp nhung, mỗi cặp 0.7-0.8 kg. Trong điều kiện nuôi nhốt một dời nai có thể kéo dài 15 năm và cho 15-17 cặp nhung.

Trong thời gian nai mang thai nên nhốt riêng mỗi con một ô chuồng để tiện quản lý và chăm sóc. Giai đoạn mang thai thời kỳ đầu từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 5 cho nai ăn thức ăn bình thường. Giai đoạn mang thai thời kỳ 2 từ tháng thứ 6 đến lúc đẻ bổ sung thêm 0,5-0,7 kg thức ăn hỗn hợp tinh, cho ăn 2–3 kg trái cây, tảng liếm khoáng treo ở đầu chuồng cho nai liếm tự do. Thức ăn xanh cần cho ăn đa dạng hơn và cháo, cám, đu đủ, ngô. Khi nai con được 3 tháng tuổi đã biết tập ăn cỏ lá thì khẩu phần thức ăn của mẹ trở lại bình thường.

Trong trường hợp nai cái lâu ngày không chửa đẻ ta phải tiêm hormol kích thích sinh dục. Nếu nai đẻ lứa đầu không biết cho con bú ta phải giữ bắt con mẹ cho con bú. Nai con mới đẻ ra cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt, chậm nhất 3-4 giờ sau khi đẻ. Nếu nai mẹ thiếu sữa thức ăn tập ăn kém chất lượng làm cho nai rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, hàng ngày cho nai vận động và tiếp xúc với con người tạo điều kiện cho nó thân thiết với con người.

Trong văn hóa

Nai đen hay còn được gọi tên phổ biến là nai là biểu tượng cho sự nhút nhát, thơ ngây, nó cũng biểu hiện cho phúc lộc và còn là đối tượng bị săn đuổi, người miền núi thì có thành ngữ Nghịch như hươu như nai và hay ví về người hư hỏng vì hươu nai là loài thú rừng hay phá hoại mùa màng, giẫm nát lúa ngô. Nhiều địa danh ở Việt Nam được đặt theo tên con nai như: phường Hố Nai, Nhà Nai, Hang Nai, sông Đồng Nai, Đồng Nai...[6] Trong văn học có tác phẩm Con nai đen của nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhanh chóng được công chúng yêu mến văn nghệ thời ấy đón nhận[7].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nai_đen http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin... http://danviet.vn/nong-thon-moi/nuoi-nai-lai-lon-7... http://lhu.edu.vn/175/6423/ http://utb.edu.vn/elib/Sinh%20hoc/Danh%20sach%20th... http://sonnptnt.baria-vungtau.gov.vn/web/guest/kho... http://cerec.org.vn/userfiles/file/Training%20Mate... http://vcn.vnn.vn/uploads/files/B%E1%BA%A3o%20t%E1... https://web.archive.org/web/20150209065105/http://... https://web.archive.org/web/20150209080340/http://... https://web.archive.org/web/20150209081207/http://...